iPhone 8 và 8 Plus phiên bản dung lượng là 64GB và 256GB với mức giá là 699usd và 799usd. Phiên bản dung lượng 256GB là 749usd và 949usd.
Bên ngoài:
Việc chuyển sang hoàn thiện hai mặt kính trên iPhone mới giúp cho máy nhìn trẻ trung hơn, bóng bảy hơn và thêm được khả năng sạc không dây. Hai mặt kính ôm vào sườn nhôm đều được mài 2.5D. Apple nói sườn nhôm bây giờ cứng theo chuẩn hàng không và hoàn thiện 7 lớp màu cho sườn. Cả mặt kính và sườn đều được làm cho chắc chắn.
Những gì chúng ta thấy khác biệt so với iPhone 7 hay 7 Plus bây giờ là nhìn màu mè hơn, bóng bảy hơn và cái lồi của cụm camera được bọc bởi một cái vòng kim loại nhìn chắc chắn và sắc xảo hơn.
Camera tele portrait cũng có chống rung:
Thay đổi ảnh hưởng lớn nhất đế người dùng có thể nói đến đó là hệ thống camera mới với cùng độ phân giải, cùng chức năng nhưng cấu hình thay đổi nhiều giúp nó mạnh mẽ hơn. Chúng ta có khả năng quay phim 4K 60fps và 1080p 240fps so với 4K 30fps và 720p 240fps hiện nay trên các máy iPhone hay hầu hết các máy Android (trừ Sony quay được đến 960fps tuy hơn khó quay).
iPhone 8 Plus vẫn trang bị hai camera và khả năng chụp chân dung như iPhone 7 Plus. Nhưng hệ thống chống rung nay có cả trên hai camera. Portrait Lightning là chế độ mới bên cạnh chế độ Portrait.
Chip A11 Bionic
iPhone X (và iPhone 8) dùng con chip Apple A11 Bionic mới. Cho bạn nào chưa biết, chữ Bionic thường được dùng để chỉ những người có các thành phần cơ thể nhân tạo, nghe qua là thấy con chip A11 này dành cho trí tuệ nhân tạo. Nó sử dụng thiết kế 6 nhân với 2 nhân mạnh + 4 nhân tiết kiệm điện. Giống với A10X, Apple cũng dùng một bộ controller riêng để điều khiển các tác vụ đơn và đa nhiệm.
Đây cũng là lần đầu tiên Apple tự làm GPU của riêng mình. Việc tự thiết kế GPU cho phép hãng tối ưu nó tốt hơn cho các tác vụ đồ họa, đặc biệt là với kỉ nguyên AR mới. Trước đây Apple dùng lại kiến trúc PowerVR của Imaginations hoặc tùy biến dựa trên kiến trúc đó, giờ thì chơi luôn đồ nhà tự trồng.
ISP là bộ phận xử lý tín hiệu hình ảnh từ camera đưa vào, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo ra một bức ảnh đẹp, và với iPhone X Apple cũng tự làm ISP luôn. Có thể hiểu được điều này vì ISP của iPhone X cần xử lý hình ảnh từ camera kép cũng như phục vụ thời gian thực cho AR, việc sử dụng các thiết kế ISP đã có trên thị trường có thể không đáp ứng được yêu cầu này. Ngay cả bộ phận mã hóa video cũng được “thửa riêng” để giúp tạo ra video đẹp hơn.
Và giống các chip Apple A Series trước đây, A11 Bionic có một khu vực Secure Enclave để chứa thông tin bảo mật về gương mặt (với iPhone X) và vân tay (với iPhone 8). Kiểu lưu trữ như thế này đảm bảo khi hacker hack được vào điện thoại của bạn thì cũng không thể đánh cắp dữ liệu ra. Khi mất máy, vùng Secure Enclave này cũng bị xóa đi nên không sợ lộ dữ liệu bảo mật của bạn.
Sạc không dây QI:
iPhone X sử dụng mặt lưng bằng kính, tức là nó có thể truyền điện qua được và cũng vì thế Appl tích hợp chuẩn sạc không dây Qi cho iPhone. Năm sau Apple sẽ bán một cái đế sạc riêng tên là AirPower cho phép sạc 3 thiết bị cùng lúc là Apple Watch, AirPod và iPhone. Năm nay là lần đầu tiên Apple đem sạc không dây lên điện thoại của hãng đấy chứ, trong khi các máy Android đã có từ lâu.
Chuẩn sạc QI mà Apple dùng đã tồn tại rất lâu trên thị trường (Nokia từng bán nhiều phụ kiện dạng này) và chúng ta có thể tận dụng được rất nhiều bàn sạc chuẩn QI đang có sẵn.
Màn hình:
Vẫn là 4″7 và 5″5 với tấm nền LCD độ phân giải không thay đổi. Điều thay đổi duy nhất là màn hìn hỗ trợ công nghệ Truetone tức là khả năng tự thay đổi màu theo môi trường để không bị ám màu.
Khả năng chống nước, bụi như cũ: IP68